Chuyên mục

Matter là gì? Tầm quan trọng của giao thức Matter trong tương lai

Tầm quan trọng của giao thức Matter trong tương lai
Đánh giá bài viết

Trong kỷ nguyên công nghệ số, việc kết nối và tích hợp các thiết bị thông minh trở nên ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại nhiều rào cản do sự thiếu thống nhất giữa các hệ sinh thái riêng biệt.

Matter được ra đời nhằm giải quyết vấn đề này, mở ra tương lai của nhà thông minh. Hãy cùng Matter Việt Nam tìm hiểu tất tần tật về giao thức Matter này nhé!

Giới thiệu về giao thức Matter

Matter là gì?

Giao thức Matter được phát triển bởi dự án Project Connected Home over IP (CHIP), với sự tham gia hậu thuẫn và phát triển của các “ông lớn” trong ngành công nghệ như Amazon, Apple, Google hay các nhà sản xuất như LG, Samsung, Xiaomi, Nanoleaf, TP-Link,…

Matter là một tiêu chuẩn kết nối không dây dựa trên IP, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2019 và đến hiện tại, giao thức này đang được đánh giá là chuẩn công nghệ kết nối cho tương lai.

Matter đóng vai trò như một “ngôn ngữ chung”, giúp loại bỏ các rào cản về tính tương thích giữa các thiết bị, cho phép người dùng tự do lựa chọn và kết hợp các sản phẩm yêu thích mà không cần lo lắng về khả năng hoạt động cùng nhau.

Matter đóng vai trò như một "ngôn ngữ chung"
Matter đóng vai trò như một “ngôn ngữ chung”

Matter hoạt động như thế nào?

Matter sử dụng Wi-Fi, Thread và Bluetooth để kết nối các thiết bị trong nhà. Bạn có thể sử dụng Google Assistant, Alexa, Siri hay bất kỳ trợ lý giọng nói nào khác để điều khiển đèn, ổ cắm, camera và nhiều thiết bị khác.

Tính năng Multi-Admin của Matter cho phép bạn điều khiển cùng một thiết bị Matter trên nhiều nền tảng. Matter không có ứng dụng riêng và nó không phải là một nền tảng. Bạn sẽ cần chọn một nền tảng để quản lý ngôn ngữ đó.

Ví dụ: Bạn có thể mua một bóng đèn thông minh hỗ trợ Matter và thiết lập để sử dụng nó với Apple HomeKit, Google Assistant hoặc Amazon Alexa.

Hiện tại, một số thiết bị đã hỗ trợ nhiều nền tảng (như Alexa hoặc Google Assistant), nhưng Matter sẽ mở rộng sự hỗ trợ nền tảng giữa các nền tảng và giúp thiết lập các thiết bị mới của bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Matter sử dụng Wi-Fi, Thread và Bluetooth để kết nối
Matter sử dụng Wi-Fi, Thread và Bluetooth để kết nối

Xem thêm: So sánh Wifi, Bluetooth Mesh, Zigbee – Đâu là công nghệ kết nối lý tưởng cho ngôi nhà thông minh của bạn?

Những lợi ích chính của giao thức matter mang lại

  • Tính Tương Thích Cao: Matter cho phép các thiết bị thông minh từ nhiều hãng khác nhau như Apple, Google, Amazon, Samsung… có thể kết nối và hoạt động cùng nhau, không bị giới hạn bởi hệ sinh thái riêng.
  • Dễ Sử Dụng Và Quản Lý: Với Matter, người dùng có thể dễ dàng thêm, cài đặt và quản lý các thiết bị thông minh trong nhà mà không cần phải lo lắng về tính tương thích.
  • Bảo Mật Và Quyền Riêng Tư: Được thiết kế với các tiêu chuẩn bảo mật và quyền riêng tư cao. Matter cũng cung cấp khả năng kiểm soát cục bộ nên lệnh từ điện thoại hoặc màn hình thông minh của bạn không cần phải đi qua máy chủ đám mây. Đảm bảo an toàn cho người dùng khi kết nối các thiết bị
  • Mở Rộng Và Linh Hoạt: Giao thức Matter được xây dựng trên nền tảng mở, cho phép các nhà phát triển dễ dàng tích hợp và mở rộng các tính năng mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng.
  • Tiết Kiệm Chi Phí: Với khả năng kết nối đa dạng các thiết bị, Matter giúp người dùng tiết kiệm chi phí khi không phải đầu tư vào các hệ sinh thái riêng biệt.

Thread là gì?

Thread là giao thức không dây có độ trễ thấp, công suất thấp và có khả năng mesh sóng. 

Công nghệ Thread là một phần cơ bản của Matter, cho phép các thiết bị như loa hoặc đèn thông minh hoạt động như các bộ định tuyến Thread. Điều này tạo ra một mạng lưới có thể truyền dữ liệu, giúp tăng phạm vi và độ tin cậy của kết nối.

Công nghệ Thread là một phần cơ bản của Matter
Công nghệ Thread là một phần cơ bản của Matter

Khác với các trung tâm nhà thông minh truyền thống, các bộ định tuyến Thread không thể xem nội dung của các gói dữ liệu đang được trao đổi. Điều này giúp dữ liệu được gửi đi một cách an toàn, kể cả khi thông qua mạng lưới các thiết bị được sản xuất bởi các nhà cung cấp khác nhau.

Nhờ vào cơ chế này, Matter có thể tạo ra một hệ sinh thái kết nối các thiết bị thông minh một cách an toàn và hiệu quả, không phụ thuộc vào nhà sản xuất.

Ưu điểm của kết nối Thread

  • Tính thân thiện với người dùng: Các thao tác cài đặt và vận hành Thread vô cùng đơn giản, giúp người dùng dễ dàng tích hợp và quản lý các thiết bị IoT.
  • Bảo mật và an toàn cao cấp: Thread sử dụng các phương thức xác thực và mã hóa tiên tiến, chỉ cho phép các thiết bị được ủy quyền truy cập mạng. Ngoài ra, nó còn được hậu thuẫn bởi Apple và dựa trên nền tảng IPv6, tăng tính tin cậy.
  • Tiết kiệm chi phí: Thread có khả năng tiêu thụ điện năng thấp hơn các giao thức kết nối khác, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành. Thêm vào đó, công nghệ mạng lưới của Thread giúp giảm chi phí lắp đặt.

Với những ưu điểm nổi trội về tính dễ sử dụng, bảo mật và tiết kiệm chi phí, Thread đang khẳng định vị thế là một giải pháp kết nối ưu việt, phù hợp cho các hệ sinh thái IoT và nhà thông minh.

Matter hoạt động với những thiết bị nào?

Nhiều thiết bị hiện đang sử dụng các giao thức như Thread, Z-Wave hoặc Zigbee có thể hoạt động với Matter, nhưng không chắc rằng tất cả sản phẩm đều được hỗ trợ. Chính vì vậy, trước khi mua thiết bị thông minh nào, bạn nên kiểm tra xem thiết bị có hỗ trợ Matter hay không.

Matter hoạt động
Matter hoạt động

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm đã hỗ trợ Matter trong danh mục sản phẩm sau:

Để tận dụng tối đa khả năng của Matter, bạn cần có một bộ định tuyến Thread. Điều này rất quan trọng vì nó giúp kết nối các thiết bị Matter với nhau trong một mạng lưới an toàn và đáng tin cậy.

Một số thiết bị vừa là bộ điều khiển Matter vừa là bộ định tuyến viền Thread bạn có thể tham khảo:

Vậy Matter giải quyết được vấn đề gì?

Tính Tương Thích Trong Smarthome

Trước đây, một trong những vấn đề lớn nhất của Smart Home là tính tương thích. Các thiết bị thông minh thường bị giới hạn trong hệ sinh thái riêng của từng nhà sản xuất, khiến việc kết nối và tích hợp chúng trở thành một thách thức.

Matter ra đời nhằm giải quyết vấn đề này. Bằng cách tạo ra một tiêu chuẩn chung, Matter cho phép các thiết bị từ nhiều thương hiệu khác nhau kết nối và làm việc cùng nhau một cách dễ dàng. Điều này mang lại sự linh hoạt và tự do lựa chọn cho người dùng khi xây dựng hệ thống smarthome.

Bạn sẽ chỉ cần chọn sản phẩm có hỗ trợ Matter, thiết bị của bạn sẽ kết nối vào được những nền tảng trên hoặc sử dụng cùng lúc cả tất cả nền tảng:

  • HomeKit
  • Google Home
  • Apple Home
  • Amazon Alexa
  • Samsung SmartThings
  • Các nền tảng lớn được nhiều người dùng ưa thích
Tính Tương Thích Trong Smarthome
Tính Tương Thích Trong Smarthome

Mọi thiết bị hỗ trợ Matter sẽ hoạt động được với nhau, mặc dù một số nền tảng có thể cung cấp các tính năng bổ sung hoặc tự động hóa tốt hơn. Và đối với những tính năng đó, các thiết bị sẽ cần thêm chứng nhận “Works With“.

Cho đến nay, chức năng của Matter còn hạn chế và các nhà sản xuất đang giữ độc quyền một số tính năng nhất định. Do các nền tảng lớn vẫn không muốn trao toàn bộ quyền kiểm soát các thiết bị của mình cho đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ, bạn có thể bật/tắt thiết bị Apple bằng lệnh thoại của Google Assistant, nhưng vẫn phải sử dụng Siri hoặc ứng dụng Apple để điều chỉnh một số cài đặt hoặc truy cập các tính năng nâng cao.

Tóm lại, Matter chưa thể cung cấp trải nghiệm liền mạch như mong đợi, vẫn còn phụ thuộc vào mức độ hợp tác và chia sẻ của các nhà sản xuất lớn.

Xem thêm: 

Nhà thông minh là gì? Tất tần tật về Smarthome bạn cần biết!

Apple HomeKit là gì? Lý do bạn nên dùng Apple HomeKit so với các hệ sinh thái khác?

Dễ Sử Dụng Và Quản Lý

Ngoài tính tương thích, Matter còn giúp đơn giản hóa trải nghiệm của người dùng khi sử dụng Smart Home. Với Matter, người dùng có thể dễ dàng thêm, cài đặt và quản lý các thiết bị thông minh mà không cần lo lắng về khả năng tích hợp.

Việc loại bỏ rào cản về tính tương thích giúp người dùng tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức trong quá trình xây dựng hệ thống Smart Home. Góp phần tăng trải nghiệm sử dụng và khả năng áp dụng công nghệ thông minh vào cuộc sống hàng ngày.

Vai Trò Của Matter Trong Tương Lai

Trong thời đại công nghệ số phát triển nhanh chóng, việc kết nối và tích hợp các thiết bị thông minh trở nên ngày càng quan trọng. Việc tồn tại nhiều hệ sinh thái khác nhau, do các nhà sản xuất áp dụng các giao thức riêng biệt. Điều này khiến việc kết nối và quản lý các thiết bị trở nên phức tạp và gây khó khăn cho người dùng.

Giao thức Matter đại diện cho một bước tiến quan trọng trong việc kết nối các thiết bị thông minh. Nó hứa hẹn sẽ mang lại một tương lai với các hệ thống thông minh, tương tác và tối ưu hóa cuộc sống của người dùng. 

Với các lợi ích nổi bật về tính tương thích, dễ sử dụng, bảo mật và khả năng mở rộng, Matter sẽ trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống thông minh của chúng ta trong tương lai.

Nền tảng smart home nào hỗ trợ Matter?

Bốn nền tảng lớn Apple Home, Google Home, Alexa và Samsung SmartThings đều hỗ trợ Matter. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng bất kỳ ứng dụng, loa thông minh, trung tâm và trợ lý giọng nói thông minh nào của các các nền tảng trên để quản lý các thiết bị Matter của mình.

Hỗ trợ trên Apple Home.

Kể từ iOS 16.1 , các mẫu HomePod, HomePod Mini của Apple cũng như các mẫu Apple TV 4K 2021 và 2022 đã tích hợp hỗ trợ Matter. HomePod Mini, Apple TV 4K Wi-Fi + Ethernet (2022) và Apple TV 4K (2021) cũng có thể sử dụng kết nối Thread. 

Tất cả các hệ điều hành của Apple – phần mềm watchOS, iPadOS, macOS, tvOS và HomePod – cũng đều được chứng nhận Matter, đồng thời ứng dụng Apple Home và trợ lý giọng nói Siri đều hỗ trợ Matter. 

Apple Homekit hỗ trợ Matter

Apple Homekit hỗ trợ Matter

Xem thêm: Apple HomeKit là gì? Lý do bạn nên dùng Apple HomeKit so với các hệ sinh thái khác?

Hỗ trợ trên Google Home

Tất cả loa và màn hình thông minh Nest của Google đều có thể hoạt động như bộ điều khiển Matter.

Các sản phẩm mới hơn được tích hợp sẵn Thread — chẳng hạn như Nest Wi-Fi, Nest Wi-Fi Pro, Nest Hub Max và Nest Hub thế hệ thứ hai — cũng là các Thread border router. 

Các thiết bị Android và ứng dụng Google Home hiện cũng tương thích với Matter và có thể thêm thiết bị Matter vào nhà thông minh Google Home.

Hỗ trợ trên Alexa, Smart Thing: Do không thịnh hành tại Việt Nam nên chúng tôi sẽ cập nhật sau.

Một số loa và màn hình thông minh chất lượng cao của Google, bạn có thể tham khảo:

Hướng Dẫn Đơn Giản Chuyển Đổi Từ Zigbee Sang Matter

Hiện tại, nhiều thương hiệu đã ra mắt các phiên bản bộ trung tâm hỗ trợ Matter.

Nếu bạn đang sử dụng hệ sinh thái Aqara quốc tế, việc chuyển đổi sang Matter chỉ đơn giản là kết nối bộ trung tâm Aqara bản quốc tế. Hiện nay Aqara Hub M2Aqara Hub M3 đều đã hỗ trợ kết nối này.

Khi làm chuyển đổi, tất cả các thiết bị Zigbee trong hệ thống của bạn sẽ tự động trở thành “Matter-ready” mà không cần cập nhật phần mềm hay thực hiện bất kỳ thao tác phức tạp nào. 

Đối với người dùng hệ Tuya Zigbee thì bạn có thể chọn các bộ trung tâm Zigbee có hỗ trợ Matter để được như vậy.

Cập nhật Hub Tuya Zigbee hỗ trợ Matter: 

Một số bộ trung tâm chất lượng cao, bạn có thể tham khảo:

  • Bộ trung tâm từ thương hiệu AQARA
  • Bộ trung tâm từ thương hiệu MAPRO
  • Bộ trung tâm từ thương hiệu SWITCHBOT

Kết luận

Giao thức Matter và công nghệ kết nối Thread được đánh giá là “tương lai của hệ sinh thái nhà thông minh”. Sự ra đời của những công nghệ mới này đánh dấu một bước phát triển lớn trong lĩnh vực thiết bị nhà thông minh.

Nhờ có Matter và Thread, người dùng sẽ được hưởng nhiều lựa chọn hơn khi xây dựng một hệ thống nhà thông minh hoàn hảo. 

Các công nghệ tiên tiến này sẽ giúp cải thiện và mở rộng khả năng của các giải pháp nhà thông minh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng trong tương lai gần.

Tóm lại, Matter và Thread hứa hẹn sẽ trở thành những công nghệ then chốt, định hình tương lai của ngôi nhà thông minh, mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Nguồn:

Hill, S. (2023, October 23). Here’s What the ‘Matter’ Smart Home Standard Is All About. 

Wired. https://www.wired.com/story/what-is-matter/

Bài viết có hữu ích không?

Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hay nhé!!

Bài viết xem nhiều